Nuôi tôm ở Việt Nam- đặc biệt là ở ĐB sông Cửu Long
Cá và tôm được nuôi từ lâu tại Việt Nam, đặc biệt là châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long và vùng duyên hải. Tuy nhiên phương pháp nuôi còn thô sơ cho mãi đến cuối thế kỷ 20, khi nhu cầu cá và tôm cho nhà hàng, thị trường, nhà máy chế biến thủy sản... tăng cao và có sự phát triển mạnh mẽ về diện tích diễn ra nhanh chưa từng thấy trong lịch sử.
Điều này cho thấy trong bảng số liệu diện tích nuôi tôm tại Việt Nam như thấy trong các bảng bên dưới.
Các loài tôm nuôi quan trọng
Mặc dù tại Việt Nam có nhiều giống tôm tự nhiên như tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm sắt, tôm nghệ...và một số loài trong những loài trên đã được nuôi lâu đời. Hiện nay tôm sú là loài quan trọng được nuôi tại Việt Nam từ hơn 30 năm qua. Trong nhiều năm loài này được xem là giống chính giúp đưa Việt Nam vào danh sách những nước cung cấp tôm quan trọng của thế giới.
Loài thứ hai là một loài tôm ngoại nhập đang trở quan trọng và có thể là loài thay thế cho tôm sú trong vài năm tới đây, tức giống thẻ chân trắng P. vannamei. Loài này được nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 2000, ban đầu với mục đích nuôi thử nghiệm tại chừng một chục đơn vị (Bộ Thủy sản- nay đã giải tán và thuộc Bộ Nông Nghiệp- Phát triển Nông thôn) đã câp phép cho 9 đon vị nhập khoảng 48,5 tôm hậu larvae (P.L) và 5.900 tôm bố mẹ giống P. Vannamei cho các thử nghiệm này.)* Miền Trung và Bắc Việt Nam được chọn làm nơi tiến hành các nuôi trồng thử nghiệm này trước, và rât lâu sau đó miền Nam, nơi chủ lực sản xuât ra lượng tôm lớn nhất của cả nước mới được cho nuôi hạn chế ở một số tỉnh ở lưu vực sông Cửu Long và được kiểm soát, giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhớ đây chỉ là số liệu chính thức, thực sự loài tôm này vào khoảng năm 2000 đã được đưa vào nuôi lén bằng con giống từ Trung Quốc, một trong những nước đầu tiên nuôi loài này tại khu vực.
Trong khi những cuộc tranh cãi "hàn lâm" và "khoa học" về việc liệu có nên nuôi tôm thẻ chân trắng không (chúng ta hãy nhớ về con rùa hồ Gươm bị vết loét to, thay vì vớt lên bôi thuốc là xong, người ta cũng chần chừ và chờ ý kiến thảo luận "hàn lâm, khoa học", thậm chí tổ chức cả hội nghị khoa học về trị vết loét cho con rùa hồ Gươm!) còn kéo dài không ngã ngũ bởi các giới chức chính quyền và nhà khoa học, khung cảnh tại Thái Lan hoàn toàn khác.
Nông dân thất vọng vì việc tôm sú nhiễm bệnh và bị một hiện tượng là là hội chứng lớn chậm vào năm 2001, nên họ cũng thử nuôi loài thẻ chân trắng mới này. Thế rồi trong một thời gian ngắn kỷ lục từ gần như sản lượng chưa có gì năm 2002 với khoảng dưới 25.000 tấn, thì đến năm 2006 sản lượng thẻ chân trắng và sú hoàn toàn đảo ngược lại, trên 350.000 tấn tôm là từ thẻ chân trắng, và sú chỉ còn lại một lượng ít ỏi như thẻ chân trắng năm 2002! Việc hoán chuyển gần như hoàn toàn này trong một thời gian ngắn kỷ lục cho một sản phẩm nông nghiệp quan trọng của một nước cung cấp tôm chủ lực trên thế giới này đúng là câu chuyện thần kỳ mà người Thái đã làm được, và được người ta gọi là câu chuyện lạ! (miraculous story!) Cùng gian này chúng ta vẫn tiếp tục thảo luận nên hay không nên cho phép nuôi giông tôm thẻ chân trắng, tiếp tục nghiên cứu, thảo luận tận đến năm 2011, khi Bộ Nông nghiệp có công văn cho phép nuôi có kiểm soát (!) tại đồng bằng sông Cửu Long, thì Bộ Tài Nguyên Môi trường vẫn xem đó là loại ngoại nhập nguy hiểm, được xếp vào nhóm cần theo dõi và cảnh giác cao độ do có thể gây nguy hiểm cho các giống bản địa!
Nuôi tôm ở Việt Nam
Số liệu thống kê của Bộ Thủy sản Việt Nam cho thấy phần lớn diện tích nuôi tôm (ha) và sản lượng tôm (tấn) xuất phát từ Nam bộ Việt Nam, đặc biệt tập trung tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Dần sau này nuôi tôm phát triển rộng ra các tỉnh duyên hải khác của Việt Nam từ Cà Mau đến Vịnh Bắc bộ. Mặc dù vậy điều này chưa thay đổi về sản lượng theo vùng. Nam bộ vẫn là nơi nuôi tôm nhiều nhất Việt Nam như thấy ở bảng 1 (tính bằng ha) và bảng 2 ( đơn vị là tấn).
Diện tích | 1990 | 1995 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 |
Miền Bắc | 1,985 | 8,150 | 9,136 | 21,489 | 25,179 | 41,372 |
Miền Trung | 3.521 | 8,200 | 16,613 | 28,659 | 26,237 | 28,803 |
Miền Nam | 88,038 | 196,307 | 209,748 | 422,279 | 427,270 | 476,582 |
Tổng | 93,544 | 216,957 | 235,497 | 472,427 | 478,785 | 546,757 |
Bảng 1 Diện tích ao tôm tính bằng hectare. Nguồn Bộ Thủy sản
Miền/Năm | 1986 | 1990 | 1995 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 |
Miền Bắc | 127 | 1,114 | 1,897 | 2,693 | 2,114 | 4,382 | 9,215 |
Miền Trung | 495 | 757 | 5,023 | 7,344 | 18,866 | 27,279 | 27,277 |
Miền Nam | 14,983 | 30,875 | 48,691 | 47,959 | 82,865 | 131,052 | 157,481 |
Tổng số | 15,605 | 32,746 | 55,593 | 58,996 | 103,845 | 162,713 | 193,973 |
Bảng 2: Sản lượng tôm (tấn). Nguồn: Bộ Thủy sản
Các tỉnh có diện tích nuôi tôm nhiều nhất là các tỉnh cực Nam của Việt Nam, gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre.
Tổng diện tích nuôi của Nam Bộ là 476,528ha (2003), trong đó các tỉnh nhiều nhất là:
Cà Mau: 224.000ha
Bạc Liêu 109.258ha
Sóc Trăng 51.044ha
Các hình thức nuôi tôm
Tại Việt Nam có thể thấy có các hình thức nuôi tôm như sau đây. Các hình thức nuôi này chủ yếu dựa trên một báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Khoa Thủy sản trường Đại học Cần Thơ.
1. Nuôi quảng canh
Hình thức nuôi quảng canh khá phổ biến và thích hợp với đại bộ phận nông dân với vốn, kiến thức hạn chế. Các đặc điểm của nuôi quảng canh như sau:
Diện tích đầm tôm: 3-5 ha
Tỉ lệ rừng ngập mặn và diện tích đầm tôm: 50-70%/ 50-30 %
Con giống: tự nhiên có thả bổ sung
Mật độ: 5-7 con/ mét vuông (đợt đầu)/ 1-1.5 con/ mét vuông (đợt 2)
Thòi gian nuôi: 2 chu kỳ mỗi năm, từ tháng 1-5/ tháng 6-12, hoặc thả con liên tục
Không dùng thức ăn viên
Không xử lý hồ bằng vôi CaCO2
Thời gian vét đáy ao nuôi: tháng 5-6
Năng suất: 285 kg/ha/năm
2. Quảng canh cải tiến
Diện tích đầm nuôi: 1-3 ha
Diện tích nước: 60-70 %
Con giống: tự nhiên có thả bổ sung
Mật độ thả: 6-6 con/ mét vuông (lần đầu)/ kỳ nuôi sau: 1-2 con/mét vuông
Thời gian nuôi: Hai chu trình nuôi từ tháng 1-5/6-12
Có sử dụng một ít thức ăn viên hay tự chế
Ao có xử lý vôi và bón phân
Thời gian vét bùn đáy ao: tháng 5-6
Sản lượng: 195 kg/ha/chu kỳ nuôi
3. Bán thâm canh và thâm canh
Diện tích ao nuôi: 1-4 ha
Diện tích nước: 70-75%
Con giống: thả con giống đẻ nhân tạo
Mật độ: 15-45 pc/ mét vuông
Thời gian nuôi: Hai đợt/năm từ tháng 1-5/ 6-11
100% thức ăn viên
Xử lý ao bằng vôi, có bón phân
Có dùng hóa chất và enzymes
Năng suất: 1 - 3 tấn (bán thâm canh) và 5-7 tấn (thâm canh)
4. Phương pháp kết hợp rừng-tôm-cua
Dựa vào kết quả điều tra của Trường Đại học Cần Thơ tại 4 tỉnh duyên hải châu thổ sông Cửu Long, hình thức này khá phổ biến chiếm 38,9% so các mô hình khác. Đặc điểm như sau:
Diện tích nuôi (có rừng ngập mặn bên trong): 3-5 ha
Mặt nước kênh bao quanh : 25-30%
Tôm giống từ trại giống nhân tạo, cua và cá tự nhiên
Mật độ tôm : 12 con/mét vuông (lần 1), 1,2-5 con (lần 2)
Mật độ cua: 0.1-0.2 con/ mét vuông
Thời gian nuôi: Một vụ / năm (tháng Bảy-tháng Hai)
Không dùng thức ăn viên
Không bón vôi hay phân
Năng suất: 580 kg/năm (tôm, cua, cá)
5. Phương pháp lúa tôm
Mùa mưa nông dân trồng lúa, nhưng đến mùa khô, nước mặn thì người ta nuôi tôm. Đặc điểm của lối nuôi này như sau:
Diện tích nuôi : 1-2 ha
Mặt nước kênh bao quanh: 25-30 %
Độ sâu mặt nước ruộng: 30-50 cm
Con giống từ trại giống nhân tạo
Mật độ tôm: 2-5 con/ mét vuông
Thời gian nuôi: tháng Giêng-tháng Năm
Dùng thức ăn viên hay thức ăn tự ch
Bón vôi và phân
Năng suất: 300-450 kg/năm
Các đặc điểm nuôi tôm như trên được ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu Long. Cách 1, 2 và 3 là phổ biến tại nhiều nước có nuôi tôm sú. Loại 5 (lúa tôm) áp dụng ở những nơi mà mỗi năm có thể trồng lúa vào mùa mưa khi có đủ nước ngọt, và mùa nắng có nước mặn (trên bản đồ độ mặn của ĐB sông Cửu Long là vùng tiếp giáp mặn ngọt có màu vàng và xanh lân cận màu vàng.
Loại 4 (rừng ngập mặn, tôm, và cua, cá): khác với loại trên mô hình này nằm ở vùng ven biển có thời gian nước mặn hơn 6 tháng đến quanh năm (vùng màu hồng). Việc trồng lúa nơi này không thích hợp.
Mặc dù chúng tôi giới thiệu năm phương pháp nuôi tôm, nhưng về mặt thực tiễn,chủ yếu vẫn chỉ có ba hình thức phổbiến, đó là quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
Bạc Liêu là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn thứ hai ở Việt Nam- có điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho nuôi tôm. Mặc dù số liệu thống kê chính xác khó có thể có được, nhưng người ta đoán rằng diện tích này có thể đến 120.000 ha hay hơn nữa. Khoảng 20.000 ha trong số này là vuông nuôi thâm canh/ bán thâm canh, phần còn lại là quảng canh và năng suất tương đối thấp..