Hôm 10/3/2016 DOC đã đồng loạt đăng trên công báo các quyết định sơ bộ lần xem xét thứ 10 cho vụ kiện các nước xuất khẩu tôm nước ấm vào Hoa Kỳ (Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam).
Các kết quả này có thể đọc tại các liên kết sau cho tôm Việt Nam, Ấn Độ và Thái Lan.
Nhìn chung kết quả xem xét sơ bộ lần 10 này không thuận lợi cho các nhà xuất khẩu tôm của Việt Nam, với kết quả như sau:
Hai bị đơn bắt buột của Việt Nam chịu thuế suất là 2,86 và 4,78% (Minh Phú và Stapimex). Với kết quả này, thuế suất bình quân của các doanh nghiệp VN đủ điều kiện hưởng thuế suất riêng phải chịu mức thuế là 3,56%, là mức cao hơn rất nhiều so thuế suất cũ (dưới 1%).
Trong khi đó các nhà xuất khẩu Thái Lan được thuận lợi hơn, với thuế suất 1,36 và 0% (A Foods 1991 Co và Thai Union), mang lại thuế suất bình quân cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn hưởng thuế suất riêng là 1,36% (vì thuế suất 0 bị loại trừ).
Nhìn vào bảng kết quả của Ấn độ thì kết quả cũng không tốt. Hai công ty bị đơn bắt buộc có thuế suất là 0,8 và 8,32% (công ty Falcon Marine Exports và The Liberty Group), dẫn đến thuế suất bình quân cho các công ty được hưởng thuế suất riêng lên tới 4,98%, tức cao hơn các doanh nghiệp VN một ít.
Giải thích lý do tại sao thuế suất Việt Nam bị tăng nhiều, các luật sư phân tích có 3 lý do chính,
1. Lần này DOC tính giá trị của tôm đông lạnh
2. Họ thay đổi mã của đầu vỏ tôm dẫn đến giá trị bị tính thấp hơn rất nhiều
3. Họ loại bỏ một số phụ phẩm ngoài đầu vỏ tôm
Mặc dù chỉ là kết quả sơ bộ nhưng với kết quả này, các doanh nghiệp VN sẽ gặp nhiều bất lợi hơn khi bán hàng vào Hoa Kỳ, do khách mua sợ thuế suất cao nên chắc chắn sẽ chuyển hướng mua sang các nước không bị áp thuế chống phá giá như Indonesia chẳng hạn, hoặc bị áp ở mức thấp như Thái Lan chẳng hạn.